Hiện nay, hầu hết giới IT trẻ đang bị thu hút bởi lập trình game. Có rất nhiều lý do khiến cho lĩnh vực này thu hút giới lập trình viên trẻ chẳng hạn như được tự do thoả sức theo đuổi đam mê, sáng tạo và đặc biệt là mức thu nhập cũng hấp dẫn không kém. Vậy lập trình game là gì? Học lập trình game có khó không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Học Lập Trình Game Có Khó Không? Có Nên Theo Học
IT JAPAN ACADEMY Kỹ sư CNTT Nhật Bản
Học Lập Trình Game Là Học Làm Gì?
Ngành lập trình Game là người hiện thực hoá những bản thiết kế hay ý tưởng của các Designer thành các sản phẩm hoàn chỉnh và chi tiết bằng cách sử dụng các kiến thức và kĩ năng của bản thân.
Nghề lập trình viên bao gồm 2 nhóm chính là back – end và front – end, trong 2 nhóm chính này lại bao gồm nhiều nhánh nhỏ khác, như sau:
Back – end: Custom services developer, database administrator, network programmer, system engineer,…;
Front – end: Script programmer, UI/ UX, engine, graphic, tools, gameplay,…
Sự khác nhau giữa back – end và front – end là gì?
Các tính năng của game đều được phát triển bởi sự góp sức của front – end và back – end.
Trong đó, Front – end thường giữ vai trò phát triển các tính năng có sự tiếp xúc trực tiếp với người dùng như hình ảnh trong game, hệ thống UI, âm thanh, các hiệu ứng đồ hoạ,…
Ngược lại, Back – end sẽ tham gia phát triển các tính năng mà người dùng không thể thấy và nghe được ví dụ như quản lý hệ thống mạng, lưu trữ giữ liệu trên các server,…
Lập trình Game sẽ có 2 hướng Back End và Front End
IT JAPAN ACADEMY Kỹ sư CNTT Nhật Bản
Lý do vì sao nên chọn làm Front – end?
Đây là một mảng khá thú vị, lý do là vì các bạn sẽ được tiếp xúc trực tiếp và làm việc cùng với các hoạ sĩ. Bên cạnh đó, các hiệu ứng, hình ảnh đẹp mắt cũng sẽ do bản thân mình tạo ra.
Tuy nhiên, vì muốn bản thân có thể tự tạo ra và phát triển một game cho chính bản thân mình, sau một thời gian dài làm việc, hầu hết các game developer đều sẽ học hỏi để có thể trở thành full – stack.
Công việc của một lập trình Game
4.1. Buổi sáng HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Nhận và đọc một tài liệu về mô tả các tính năng của game do chính khách hàng cung cấp hoặc do Project Mânger, Game Designer cung cấp.
Trao đổi trực tiếp với người cung cấp các tính năng đồng thời đóng góp ý kiến về các tính năng đó nhằm mục đích hiểu rõ hơn về chúng cũng như giúp cho các tính năng trở nên hoàn thiện hơn.
Để thống nhất về graphic resources cần thiết cho tính năng này, các Front – end game cần phải trao đổi trực tiếp với các hoạ sĩ.
4.2. Buổi chiều HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Viết code nhằm mục đích hiện thực hoá các bản thiết kế.
Có thể hoàn thành việc trong ngày hoặc thậm chí kéo dài thêm thời gian làm việc tuỳ thuộc vào độ phức tạp của mỗi tính năng riêng.
Sau cùng, khi kết thúc ngày làm việc, một Front – end game developer sẽ commit tất cả những công việc bản thân đã hoàn thành vào branch của bản thân trên một mạng nội bộ. Bởi vì để có thể branch vào chính dự án đó, những người làm về Front – end phải hoàn thành tất cả các công việc.
Bỏi vì nếu một game developer chưa hoàn tất công việc và cũng chưa test mà đã commit vào game thì có khả năng sẽ tạo ra rất nhiều lỗi cho game đó, từ đó có thể cả team sẽ phải revert lại toàn bộ phần mà dev đã commit.
4.3. Sau giờ làm việc HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Để có thể giải toả sau giờ làm việc đồng thời tăng khả năng làm việc nhóm thì các game developer thường ở lại sau giờ làm việc khoảng 1 tiếng để chơi game cùng các đồng nghiệp.
Các thuận lợi và khó khăn khi làm dự án game với các công nghệ khác nhau
5.1. Thuận lợi HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Khi làm việc với các công nghệ khác nhau, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các công nghệ này đồng thời cũng hiểu sâu hơn về các nền tảng toán cơ bản chung.
Chẳng hạn như các game 2D, 2.5D hay 3D đều có bản chất giống nhau là pixels, vertices và quad mặc dù hình ảnh hiện thị của chúng là khác nhau.
Thông qua việc tiếp xúc và làm việc với nhiều công nghệ khác nhau qua từng dự án, bản thân chúng ta cũng sẽ dần quen và học hỏi nhanh hơn trong trường hợp phải làm việc và tiếp xúc với một công nghệ mới.
5.2. Khó khăn HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Khó khăn lớn nhất của việc làm việc với nhiều công nghệ chính là sự thoái trào của một nền tảng. Lý do là bởi vì những kiến thức mà chúng ta tích luỹ và học hỏi được ở nền tảng đó sẽ trở nên vô dụng khi nó bị thoái trào.
- Lý do nên chọn ngành lập trình game
Đối với các bạn có niềm yêu thích và đam mê với nghề lập trình game thì sẽ thấy đây là một lĩnh vực rất thú vị, các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nhiều tầng lớp và nhiều hơn trong cuộc sồng. Bên cạnh đó, so với mặt bằng chung thì thu nhập của một lập trình game tuy không cao nhưng cũng không quá thấp.
- Đam mê đóng vai trò như thế nào đối với một lập trình game?
Đam mê có lẽ là yếu tố không cần thiết với những bạn chỉ cần sự thành công ngắn hạn trong lĩnh vực này. Điều các bạn cần chỉ là một chút may mắn cộng với bản lĩnh nắm bắt thời cơ chính là chìa khoá giúp cho các bạn thành công.
Tuy nhiên, để có thể làm việc lâu dài cùng nghề này, đam mê chính là yếu tố đặc biệt quan trọng, vì các bạn sẽ rất dễ bị nản và từ bỏ nếu không có đam mê với nghề mà chỉ làm vì cơm áo gạo tiền.
Một game developer cần phải có những kĩ năng nào?
Tương tự như những ngành lập trình khác, nghề lập trình game cũng đòi hỏi ở người theo học những kĩ năng nhất định, bao gồm:
8.1. Kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic
Tương tự như học toán, học lập trình cũng vậy, các bạn sẽ phải dùng các kiến thức và kỹ năng của bản thân mình để giải quyết đề bài – ý tưởng, thiết kế mà mình nhận được.
Chẳng hạn như “đề bài” mà bạn nhận được là một UI, trong đó nhân vật trong game sẽ di chuyển bằng cách các người chơi sử dụng ngón tay để điều khiển.
Vậy việc các bạn cần làm ở đây chính là sử dụng kỹ năng và kiến thức để nghĩ và thực hiện cách cho nhân vật xoay nhanh, chậm, cách để xoay nhân vật trong game cũng như câu lệnh để theo dõi ngón tay của người chơi.
8.2. Kỹ năng tự học HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Lĩnh vực lập trình là một ngành học có sự thay đổi theo thời gian nhanh đến chóng mặt, do đó kiến thức mà các bạn học được trên giảng đường không bao giờ là đủ, từ đó tự học thật sự là một kỹ năng quan trọng đối với một lập trình viên, các bạn cần phải cập nhật và tìm hiểu những điều mới một cách nhanh chóng để không bị tụt lại phía sau.
8.3. Kỹ năng làm việc nhóm HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ HIPT (HIPT ACADEMY)
Kỹ năng làm việc nhóm đôi khi chính là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong một số trường hợp, tuy được đề cập đến cuối cùng.
Bạn chỉ không cần đến kỹ năng này trong trường hợp bạn muốn tự phát triển phần mềm cho bản thân dùng và bạn làm việc một mình.
- Những tố chất cần thiết của một game developer
Lập trình game là một ngành khá đặc thù, nó đòi hỏi ở người học và người làm sự sáng tạo nhất định do đó có một số tố chất mà người lập trình game cần có như biết chấp nhận sự khác biệt, open – minded và sự cởi mở.
Các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau về cả tính cách, phong cách, vẻ bề ngoài lẫn trình độ. Do đó bạn cần phải có sự cởi mở và chấp nhận sự khác biệt để cùng nhau hợp tác với mọi người nhằm mục đích phát triển hơn trong sự nghiệp cũng như dự án của mình.
- Làm thế nào để một bạn trẻ xác định được là có nên theo nghề lập trình game hay không?
Lập trình game cũng tương tự như lập trình phần mềm, do đó chỉ cần trả lời 3 câu hỏi sau thì các bạn đã có thể phần nào xác định được sự phù hợp giữa bản thân với ngành lập trình game:
1) Các bạn có thích chơi game không?
2) Các bạn có mong muốn trở thành Software Engineer không?
3) Có bao giờ bạn muốn tham gia vào các dự án vừa mang tính nghệ thuật vừa có tính thương mại như sáng tác truyện, làm phim hay lập nhóm nhạc,… hay chưa?
Các bạn có thể sẽ phù hợp với nghề lập trình game nếu câu trả lời cho 3 câu hỏi trên đều là “có”.
Đối với những bạn mới bắt đầu, trước khi tự mình tìm hiểu về các kỹ thuật làm game, các bạn nên học lập trình trước. Để có thể tìm hiểu các kỹ thuật làm game, các bạn có thể tham gia vào các nhóm làm game nhỏ, tự phát triển những game với những tính năng đơn giản.
Sau khi đã thử sức với những game đơn giản và tự tin vào kỹ năng của mình, các bạn có thể xin ứng tuyển vào các vị trí mà bản thân thấy thích hợp tại các công ty về lập trình game và thử sức cùng các dự án lớn hơn.
Hoặc các bạn cũng có thể theo học bộ môn lập trình game tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành CNTT hoặc một khoá học về lập trình game tại một số trung tâm như VTC Academy.
Một số nguồn resources học lập trình game miễn phí khá tốt như một số diễn đàn lớn về game ví dụ như gamasutra, gamedev.net, hoặc một số trang tutorial của một số engine nổi tiếng bao gồm Unrial, Unity3D,…
Một số điều mọi người thường hiểu sai về lập trình game
11.1. Đối với người ngoài ngành
Một số người thích chơi game thường nghĩ rằng họ sẽ được chơi game cả ngày nếu làm về lập trình game.
Trên thực tế đây là suy nghĩ sai hoàn toàn, bởi lẽ trong suốt thời gian làm việc, một game developer chỉ được trải nghiệm tính năng mà họ đang phát triển nhằm mục đích phục vụ cho công việc, hoàn toàn không được trải nghiệm toàn bộ game nhằm mục đích giải trí như mọi người nghĩ.
Bên cạnh đó, dù là một người mê game đến đâu, nhưng nếu cả ngày bạn chỉ chơi một game duy nhất, một tính năng duy nhất của game, tù ngày này qua ngày khác thì đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ nản và từ bỏ.
11.2. Đối với người trong ngành IT JAPAN ACADEMY Kỹ sư CNTT Nhật Bản
Đối với ngành game tại nước ta, việc xây dựng core framework như mong muốn của một số bạn là không cần thiết.
Nhìn chung, hầu hết tất cả các lập trình game đều có xu hướng theo đuổi sự re – usable – tái sử dụng, có nghĩa là họ luôn muốn xây dựng và phát triển một core framework có thể áp dụng được vào tất cả các dự án tại nhiều thời điểm khác nhau.
Có lẽ đối với các ngành lập trình khác, điều này là đúng, tuy nhiên đối với ngành lập trình game tại nước ta, đây là điều hoàn toàn không cần thiết.
Lý do là bởi vì hiện nay, ngành game là ngành đòi hỏi người làm phải thực hiện các ý tưởng trong thời gian ngắn nhất nhằm có thể thử nghiệm các ý tưởng khác nhau và chọn ra ý tưởng phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, để có thể phù hợp với như cầu thị hiếu của khách hàng thay đổi mỗi ngày thì các công ty lập trình game tại Việt Nam cũng phải liên tục thay đổi business.
Từ đó cho thấy, xét về mặt chi phí thì việc các bạn bỏ thời gian ra xây dựng một framework để sử dụng cho nhiều dự án là điều không cần thiết.
Một số điều mà các game developer cần lưu ý
12.1. Không nên áp đặt những suy nghĩ chủ quan của mình lên người dùng
Game developer là một ngành đặc thù, nó đòi hỏi người học phải nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người dùng, trong khi đó nhu cầu thị hiếu là điều thay đổi liên tục, mỗi ngày, do đó điều mà các game developer không nên làm chính là áp đặt những điều mà bản thân cho là đúng hay bản thân thích và nghĩ rằng người chơi cũng sẽ thích vào các dự án mà mình đang phát triển.
12.2. Có thể áp dụng suy nghĩ chủ quan của mình trong một số trường hợp
Ngay từ ban đầu, hầu hết tất cả mọi người đều sẽ không muốn chơi một game có độ khó quá cao ngay từ các level đầu, tuy nhiên vẫn có một số game áp dụng điều này ví dụ như Flappy Bird và đây cũng chính là điểm gây nghiện cho game này.
Lập trình game là một ngành yêu cầu sự sáng tạo cao, do đó có thể thấy rằng trong một số trường hợp, game chính là thứ để các developer thể hiện bản thân mình thông qua các dự án của bản thân.
12.3. Thành công sẽ đến từ sự chịu khó thay đổi, luôn luôn học hỏi và một ít may mắn
Đối với ngành lập trình game thì luôn luôn học hỏi cũng như may mắn có lẽ là yếu tố mà hầu hết các game developer đều biết rõ, tuy nhiên chỉ may mắn và sự học hỏi vẫn chưa đủ, các bạn cần phải luôn luôn thay đổi thì mới có thể dễ dàng thành công trong lĩnh vực này.
- Thực trạng ngành lập trình game ở nước ta hiện nay
Hiện nay, nước ta có rất nhiều các công ty start – up ra đời cho thấy ngành lập trình game tại Việt Nam đang là một ngành khá phát triển. Chỉ cần có một sản phẩm thành công thì công ty sẽ có khả năng lớn mạnh nhanh chóng, tuy nhiên khả năng thất bại cũng không hề nhỏ.
So với các vị trí khác trong ngành lập trình như AI, Blockchain, Mobile,… thì mức thu nhập của các game developer không quá cao. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì đây lại là một ngành mang lại thu nhập khá tốt, đặc biệt hơn chính là các bạn có thể tự mình tạo ra các sản phẩm và kiếm tiền từ chính sản phẩm đó.
Nói tóm lại, học lập trình game không quá khó cũng không phải dễ, tuỳ vào bản thân các bạn mà ngành này có thể dễ hoặc khó. Tuy nhiên, điều các bạn cần chính là sự cố gắng, đam mê,… và một số kỹ năng lẫn tố chất mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành lập trình game và có quyết định phù hợp với bản thân.